Quân tử là hình tượng lý tưởng, thậm chí không tưởng (rất khó để đạt được) để dựa vào đó tu thân. Vậy Người quân tử đã rèn luyện như thế nào để đức càng sáng, càng cao. Có thể chúng ta đã nghe tới, tu thân, tề gia, trị Quốc, Bình thiên hạ, nhưng dưới đây mới là 4 bước đầu tiên trước khi tiến đến việc tu thân của người quân tử.
1. Cách vật: Cách học của người quân tử
Luôn tiếp xúc, nghiên cứu kỹ sự vật, sự việc để nhận rõ thực chất, phải trái.
Vậy nên trong bậc đầu tiên, con người phải để con mắt không phán xét, không chấm điểm. Mục tiêu điều này để quan sát thấy được cái chân thật của sự vật, hiện tượng con người. Như nhìn về một người đầu tiên gặp hãy tạm bỏ qua những cảm xúc yêu ghét, mối liên hệ với bản thân hay lợi ích mà mình có được. Để tập trung tâm trí vào việc quan sát, trò chuyện, lắng nghe để thấu hiểu con người đó như cách họ đang là.
2. Trí tri
Luôn ngẫm nghĩ để thấu hiểu điều mình đã nhận thức được
Sau khi đã quan sát và nắm được bản chất của sự vật hiện tương. Bậc thang thứ 2 là tập suy nghĩ, phân tích, khái quát những điều đó về những quy luật của cuộc sống. Ví như bạn đang học cách giao tiếp, sau khi bạn gặp 5 người, 10 người hay vài trăm người. Mỗi người ở các hoàn cảnh, nghề nghiệp, vùng miền và quan niệm sống khác nhau. Bạn thấu hiểu một quy luật tất yếu rằng “cuộc đời sinh ra mỗi người là khác biệt”. Đó là nguồn cơn của những ứng xử đúng đắn sau này.
3. Thành ý
Luôn chân thật, không dối người và cũng không dối mình
Phần này bắt đầu áp dụng những gì đạt được ở hai bước trước vào cách sống để rèn luyện. Khi hiểu rằng cuộc sống luôn vận hành theo quy luật của nó. Như một điều tất yếu, họ hiểu rằng sống và hàng động khác đi chỉ làm mọi thứ tồi tệ hơn. Chúng ta hay hỏi tại sao họ rất bình lặng trước những điều diễn ra cuộc sống. Bởi bậc quân tử đã thấu hiểu cách nó vận hành và phát triển.
4. Chính tâm: cách sống của người quân tử
Luôn suy nghĩ, hành động ngay thẳng, chính trực và làm chủ bản thân mình.
Bước này trước giai đoạn tu thân là xác định cho mình một cách sống đúng đắn, hợp đạo lý làm người. Giống như một kim chỉ nam cho mọi suy nghĩ và ứng xử. Điều này lý giải tại sao người quân tử hành động lại ít khi có những sự thừa thãi, sai lầm không đáng có.
Đọc thêm những bài học bổ ích tại: CHUYỆN HỌC
Trò chuyện cùng mình tại: OanhLee