Ở Tây Tạng có câu nói như sau: Giá trị của bi kịch cần được tận dụng như là nguồn sức mạnh. Dù bạn gặp phải khó khăn gì, dù nỗi đau ấy có lớn đến đâu, nếu chúng ta mất hy vọng thì đó mới là bi kịch thực sự. Chúng ta luôn cho rằng rơi vào một bi kịch là một điều không may mắn. Và tất nhiên, không ai muốn nó đến với cuộc đời mình. Nhưng nhìn ở một góc độ khác, đây chỉ là trạng thái nhất thời, tuy không mong muốn nhưng giá trị của bi kịch lại nhiều hơn chúng ta nghĩ.
Bi kịch khiến tâm hồn trở nên mạnh mẽ
Khi không còn chỗ nào để dựa dẫm, con người sẽ tìm cách để tồn lại và khẳng định bản thân. Như đứa trẻ về bản năng có thể bơi. Điều này có thể được giải thích trong bụng mẹ, bé cũng có một môi trường tương tự. Nên những em bé sơ sinh có thể giữ được cân bằng dưới nước khá tốt. Nhưng điều này mất dần theo thời gian, vì nhiều nguyên nhân, nhưng chúng ta được bao bọc quá kỹ lưỡng có thể là một lý giải hợp lý.
Giúp ta nhận ra điều gì là giá trị nhất
Khi chúng ta có sức khỏe, chúng ta có rất nhiều mơ ước. Nhưng khi sức khỏe bị tước đi, chúng ta chỉ còn duy nhất một mong ước mà thôi. Những bi kịch cho ta câu trả lời cho điều gì thực sự giá trị trong suốt phần đời còn lại.
Phép thử cho những mối quan hệ giả dối
Có câu: “Khi khổ chẳng ai cần nhìn, phất lên một cái chín nghìn anh em”. Lúc khó khăn là cơ hội tuyệt vời để nhận ra ai thực sự là bạn và ai thực sự yêu thương mình. Bao nhiêu sự mù quáng và ảo tưởng trước đây sẽ bị lột trần trước hình ảnh thật nhất về con người của bạn.
Bi kịch là món quà để câng cấp bản thân
Thật buồn tẻ cho một cuộc đời không hề có một nốt trầm. Nó thường đồng nghĩa với cũng chẳng có nốt thăng nào khác. Nó là hai mặt của cuộc sống, hãy đón nhận nó như việc bạn được hít thở để sống. Hay một món quà mà nếu bạn biết sử dụng thì trái ngọt sẽ đến trong một ngày không xa.
Đọc thêm:
Trò chuyện cùng mình tại: Oanh Lee